1. HS, PHỤ HUYNH VÀ NHIỀU GV KHÁC SẼ TƯỞNG CHỈ LÀ CHƠI. (Vừa mừng vừa lo)
- Khi nhắc đến chơi, HS luôn luôn hào hứng. Khi GV bảo là sẽ học thông qua chơi thì HS vẫn luôn hào hứng. Đôi khi hào hứng quá nên không quan tâm gì đến việc học nữa. Vì vậy, GV cần giải thích rõ mục đích chơi và luật chơi để HS tuân thủ, đảm bảo vừa vui vừa bổ ích. Đồng thời, điều đó sẽ giúp các bố mẹ hoặc với các thầy cô khác tránh hiểu lầm về CHƠI BÀI, tạo ra dư luận không tốt.
2. Trước khi CHƠI BÀI, GV cần cho hs ôn tập lại các kiến thức trước từ khi ở nhà hoặc một khoảng thời gian trước khi chơi bài. Điều này rất quan trọng, nó sẽ đảm bảo tất cả HS đều có khả năng chơi, muốn chơi và có hiệu quả học tập cao. Nếu GV không cho HS ôn tập trước thì nhiều bạn HS có học lực yếu thì sẽ rất rụt rè, thụ động và ít hào hứng khi chơi. Đơn giản vì các e ko có cái gì trong đầu để chơi, để « cãi nhau ».
3. Trong khi chơi, GV cần bao quát tất cả các nhóm chơi, điều tiết cảm xúc; phán xử, giải thích, tổ chức phản biện tích cực mỗi khi có các bất đồng ý kiến. Tránh việc sa đà vào cãi vã, nảy sinh mâu tuân thuẫn, sao nhãng mục đích chính là học tập.
4. Các đáp án – câu trả lời ghép vào nhau cần được kiểm soát, đảm bảo tính chính xác. Kinh nghiệm của mình với mỗi cặp quân bài thì cần được ghép cặp và xếp lần lượt. Cuối giờ GV cần tung ra hệ thống đáp án chuẩn để HS so sánh. Để việc kiểm tra được thuận tiện và nhanh chóng, GV có thể MÃ HÓA các cặp quân bài. (Ví dụ quân 1 sẽ được ghép với quân A. Số 1 và chữ A sẽ được đánh dấu trên quân bài).
Cuối giờ, GV bắt buộc cần dành thời gian để tổng kết kết quả chơi bài và nhận xét quá trình « chơi – học » của học sinh. Qua một số lần tổ chức chơi bài thì mình nhận thấy kết quả khách quan là phần lớn các bạn học tốt thì sẽ chơi tốt. Và ngược lại!
5. Cần thay đổi các hình thức chơi bài hoặc 1 bộ bài có thể chơi theo nhiều cách, nhiều lần khác nhau.
- Lần 1 : GV chuẩn bị bộ bài (bao gôm cả nội dung và hình thức) ; tổ chức thành các nhóm chơi, tính thành tích cà nhân.
- Lần 2 : GV chuẩn bị bộ bài (bao gôm cả nội dung và hình thức) ; tổ chức thi đua giữa các tổ, tổ nào ghép các cặp bài xong trước, được nhiểu cặp bài nhất thì sẽ chiến thắng.
(MỘT BỘ BÀI CÓ THỂ CHƠI THEO LẦN 1, LẦN 2 NHƯ TRÊN).
- Lần 3 : HS tự chuẩn bị nội dung của bộ bài bằng việc thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm hoặc các câu hỏi có câu trả lời ngắn (GV duyệt nội dung), HS tổ chức chơi.
- Lần 4… HS thi đua thiết kế các trò chơi học tập sáng tạo, GV chấm điểm các sản phẩm đó.